Có 3 loại bong gân phổ biến được phân loại theo bộ phận cơ thể gồm bong gân mắt cá chân, bong gân đầu gối và bong gân cổ tay.
Bong gân là loại chấn thương thường xảy ra trong các vận động hàng ngày, gây đau và ảnh hưởng chất lượng cuộc sống. Bong gân là tình trạng dây chằng bị căng quá mức hoặc bị rách gây đau, giảm hoặc mất vận động khớp. Người bị bong gân có thể đã bị thương một hoặc nhiều dây chằng.
Tình trạng bong gân có thể xảy ra ở bất cứ vị trí khớp nào trên cơ thể, tuy nhiên có những vị trí nguy cơ cao hơn, nhất là khi gặp phải chấn thương.
Bong gân mắt cá chân là loại bong gân khá phổ biến. Bong gân mắt cá chân thường xảy ra khi chạy, xoay người hoặc tiếp đất bằng phía mắt cá chân sau một cú nhảy. Những người chơi các môn thể thao chạy nhảy nhiều như bóng chuyền, bóng rổ hoặc bóng đá dễ bị bong gân mắt cá chân.
Bong gân đầu gối thường xảy ra sau một va chạm của đầu gối với vật cứng hoặc sau cú ngã. Đây là tổn thương phổ biến nhất đối với các vận động viên chơi môn thể thao bằng chân, sử dụng thường xuyên động tác xoắn vặn, va chạm mạnh như bóng đá.
Bong gân cổ tay là chấn thương tương đối phổ biến. Tình trạng bong gân này thường xảy ra khi bị ngã và tiếp đất bằng bàn tay. Bong gân cổ tay có thể nhẹ cũng có thể nặng tùy thuộc vào mức độ tổn thương của hệ thống dây chằng phức tạp tại khối xương của cổ tay.
Bong gân không phân biệt độ tuổi, bất kỳ ai cũng có thể có nguy cơ bị bong gân. Tuy nhiên, người có tiền sử bị bong gân, có thể trạng quá gầy hoặc quá béo, người tham gia nhiều vào các hoạt động thể chất ở những bề mặt gồ ghề, trơn trượt, dễ xảy ra tai nạn, hoặc hoạt động thể chất khi đang mệt mỏi là những đối tượng có nguy cơ cao bị bong gân.
Khi bị bong gân, cảm giác đầu tiên là đau, tiếp đến là sưng. Tùy vào mức độ tổn thương, bong gân có thể gây nên các vết bầm tím, giảm vận động, gây viêm tiềm ẩn bên trong khớp hoặc trong mô mềm xung quanh khớp.
Nhằm hạn chế chấn thương nói chung và bong gân nói riêng, các chuyên gia khuyến cáo mọi người nên:
Khởi động kĩ trước khi bắt đầu hoạt động thể dục thể thao, tập thể dục thường xuyên, tuy nhiên hãy chú ý tới thời tiết, địa hình để tránh nguy cơ bị trượt ngã, tai nạn.
Vận động và chọn bài tập phù hợp, không nên tập luyện quá sức, nghỉ ngơi khi thấy mệt mỏi tránh căng cơ kéo dài.
Xây dựng một chế độ ăn lành mạnh để cơ bắp chắc khỏe, dẻo dai với đầy đủ các thành phần dinh dưỡng cần thiết như carbohydrate, protein, chất béo, vitamin và khoáng chất; cung cấp đầy đủ nước và các chất điện giải cần thiết.
Duy trì cân nặng hợp lý, tránh thừa cân, béo phì vì cân nặng gây áp lực lên cơ xương khớp.
Bài viết liên quan
Vu Lan Báo Hiếu, Thấu Hiểu Cha Mẹ Bác sĩ Thùy Dung + 1000 Quà Tặng
Ngày 16 tháng 8 năm 2024, một sự kiện đặc biệt và ý nghĩa sẽ [...]
Th8
Bác sĩ Dung – Khô Khớp Nên Uống Gì?
Khô khớp là một tình trạng phổ biến, đặc biệt là ở người cao tuổi [...]
Th7
Bác Sĩ Dung Cảnh Báo 6 Sai Lầm Trong Điều Trị Thoái Hóa Khớp Làm Cho Bệnh Lý Ngày Càng Xấu Đi
Bác Sĩ Dung Cảnh Báo 6 Sai Lầm Trong Điều Trị Thoái Hóa Khớp Làm [...]
Th4
Bác sĩ Dung 20h30 Tối Thứ Bảy ngày 13/7 – Đừng Bỏ lỡ trên kênh VTV2
Sức khỏe là tài sản vô giá của mỗi người, và việc chăm sóc sức [...]
Th7
Bác sĩ Dung Dấu hiệu cảnh báo viêm khớp dạng thấp
Bác sĩ Dung Dấu hiệu cảnh báo viêm khớp dạng thấp Viêm khớp dạng thấp [...]
Th3
Giải Pháp Cải Thiện 6 Dấu Hiệu Báo Động Của Cơ Thể Nhờ Bộ Đôi Canxi Bencan Và Glucosamine Avocado 1500
Xương khớp khỏe mạnh là nền tảng giúp chúng ta duy trì chất lượng cuộc [...]
Th10
Tăng Nguy Cơ Rắn, Côn Trùng Độc Cắn Sau Bão Yagi – MỐI ĐE DỌA TIỀM ẨN CHO SỨC KHỎE NGƯỜI DÂN
Sau cơn bão Yagi mạnh mẽ quét qua nhiều tỉnh thành phía Bắc. môi trường [...]
Th9
Bác sĩ Dung Chia sẻ: Thực trạng Đau Nhức Xương Khớp của chị em sau sinh
Sau khi sinh con, nhiều chị em phụ nữ phải đối mặt với những vấn [...]
Th7