Có 3 loại bong gân phổ biến được phân loại theo bộ phận cơ thể gồm bong gân mắt cá chân, bong gân đầu gối và bong gân cổ tay.
Bong gân là loại chấn thương thường xảy ra trong các vận động hàng ngày, gây đau và ảnh hưởng chất lượng cuộc sống. Bong gân là tình trạng dây chằng bị căng quá mức hoặc bị rách gây đau, giảm hoặc mất vận động khớp. Người bị bong gân có thể đã bị thương một hoặc nhiều dây chằng.
Tình trạng bong gân có thể xảy ra ở bất cứ vị trí khớp nào trên cơ thể, tuy nhiên có những vị trí nguy cơ cao hơn, nhất là khi gặp phải chấn thương.
Bong gân mắt cá chân là loại bong gân khá phổ biến. Bong gân mắt cá chân thường xảy ra khi chạy, xoay người hoặc tiếp đất bằng phía mắt cá chân sau một cú nhảy. Những người chơi các môn thể thao chạy nhảy nhiều như bóng chuyền, bóng rổ hoặc bóng đá dễ bị bong gân mắt cá chân.
Bong gân đầu gối thường xảy ra sau một va chạm của đầu gối với vật cứng hoặc sau cú ngã. Đây là tổn thương phổ biến nhất đối với các vận động viên chơi môn thể thao bằng chân, sử dụng thường xuyên động tác xoắn vặn, va chạm mạnh như bóng đá.
Bong gân cổ tay là chấn thương tương đối phổ biến. Tình trạng bong gân này thường xảy ra khi bị ngã và tiếp đất bằng bàn tay. Bong gân cổ tay có thể nhẹ cũng có thể nặng tùy thuộc vào mức độ tổn thương của hệ thống dây chằng phức tạp tại khối xương của cổ tay.
Bong gân không phân biệt độ tuổi, bất kỳ ai cũng có thể có nguy cơ bị bong gân. Tuy nhiên, người có tiền sử bị bong gân, có thể trạng quá gầy hoặc quá béo, người tham gia nhiều vào các hoạt động thể chất ở những bề mặt gồ ghề, trơn trượt, dễ xảy ra tai nạn, hoặc hoạt động thể chất khi đang mệt mỏi là những đối tượng có nguy cơ cao bị bong gân.
Khi bị bong gân, cảm giác đầu tiên là đau, tiếp đến là sưng. Tùy vào mức độ tổn thương, bong gân có thể gây nên các vết bầm tím, giảm vận động, gây viêm tiềm ẩn bên trong khớp hoặc trong mô mềm xung quanh khớp.
Nhằm hạn chế chấn thương nói chung và bong gân nói riêng, các chuyên gia khuyến cáo mọi người nên:
Khởi động kĩ trước khi bắt đầu hoạt động thể dục thể thao, tập thể dục thường xuyên, tuy nhiên hãy chú ý tới thời tiết, địa hình để tránh nguy cơ bị trượt ngã, tai nạn.
Vận động và chọn bài tập phù hợp, không nên tập luyện quá sức, nghỉ ngơi khi thấy mệt mỏi tránh căng cơ kéo dài.
Xây dựng một chế độ ăn lành mạnh để cơ bắp chắc khỏe, dẻo dai với đầy đủ các thành phần dinh dưỡng cần thiết như carbohydrate, protein, chất béo, vitamin và khoáng chất; cung cấp đầy đủ nước và các chất điện giải cần thiết.
Duy trì cân nặng hợp lý, tránh thừa cân, béo phì vì cân nặng gây áp lực lên cơ xương khớp.
Bài viết liên quan
Ngủ ngon và giảm mỡ máu nên ăn gì vào bữa tối?
Ngủ ngon và giảm mỡ máu là tình trạng sức khỏe mà ai cũng mong [...]
Th11
Thịt đỏ: Món ngon bổ dưỡng hay “con dao hai lưỡi”
Thịt đỏ – Món ăn quen thuộc trên bàn ăn của nhiều gia đình Việt, [...]
Th12
Đau Bụng Bên Trái Dưới Rốn: Những Nguyên Nhân và Cách Điều Trị
Nếu bạn đang gặp phải vấn đề đau bụng bên trái dưới rốn, bạn không [...]
Th2
“Bác Sĩ Thùy Dung: Tâm Huyết Vì Sức Khỏe Cộng Đồng”
Bác Sĩ Thùy Dung: Tâm Huyết Vì Sức Khỏe Cộng Đồng Trong mỗi ngành nghề, [...]
Th5
Những Bệnh Xương Khớp Thường Gặp
Xương khớp là một hệ thống phức tạp, và thoái hóa khớp là một trong [...]
Th12
Tương Thân Tương Ái Lúc Gian Nan Sau Bão yagi – Đồng Hành Cùng Bà Con Miền Bắc
Đồng Hành Cùng Bà Con Miền Bắc – Tương Thân Tương Ái Lúc Gian Nan [...]
Th9
Phạm Thành Long – Ăn Uống Thế Nào Để Khỏe Mạnh Và Luôn Tràn Đầy Năng Lượng
Làm thế nào để duy trì sức khỏe tốt và luôn tràn đầy năng lượng [...]
Thuốc Trị Đau Khớp Gối Tốt Nhất Hiện Nay
1. Thuốc Trị Đau Khớp Gối Tốt Nhất Hiện Nay – Kiểm Soát Đau Nhức [...]
Th11