Phân biệt: Đau dạ dày và Hội chứng ruột kích thích

Đa số chúng ta đều lầm tưởng giữa triệu chứng đau dạ dày và hội chứng ruột kích thích nên không biết cách điều trị sao cho hiệu quả. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn phân biệt đau dạ dày và hội chứng ruột kích thích rõ ràng nhất. Tìm hiểu ngay.

Đau dạ dày và nguyên nhân gây bệnh

Đau dạ dày là bệnh gì?
Đau dạ dày là bệnh gì?

Theo các bác sĩ y khoa, bệnh lý đau dạ dày ảnh hưởng trực tiếp đến niêm mạc dạ dày và làm cho bề mặt này chịu thương tổn. Đau dạ dày thường được chia làm 2 loại sau:

Đau dạ dày cấp 

Đau dạ dày cấp sẽ xuất hiện đột ngột các hiện tượng sưng viêm, phù nề niêm mạc dạ dày kèm theo những cơn đau tại vùng thượng vị. Các cơn đau sẽ chấm dứt hoàn toàn khi người bệnh điều trị đúng cách, kịp thời.

Đau dạ dày mãn tính

Đau dạ dày mãn tính khi niêm mạc dạ dày viêm loét lâu năm, tình trạng đau kéo dài không được trị dứt điểm. 

Nguyên nhân gây bệnh đau dạ dày

Dù nằm trong nhóm loại viêm dạ dày nào, nguyên nhân ban đầu gây nên bệnh chủ yếu do bệnh nhân đã bị nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori (HP). Ngoài ra, bệnh lý này còn được tác động bởi một số nguyên nhân khác như:

  • Lạm dụng quá nhiều thuốc kháng sinh, aspirin.
  • Thói quen sinh hoạt, ăn uống không khoa học.
  • Gặp các vấn đề về tâm lý: căng thẳng, rối loạn lo âu, trầm cảm,…
  • Sử dụng chất kích thích, đồ uống có cồn, hút thuốc lá.
Tổng hợp các nguyên nhân gây đau dạ dày.
Tổng hợp các nguyên nhân gây đau dạ dày.

Hội chứng ruột kích thích và nguyên nhân gây bệnh

Khác với các cơn đau dạ dày, hội chứng ruột kích thích (hội chứng đại tràng co thắt) là tình trạng rối loạn chức năng ống tiêu hóa thường gặp nhất tại ruột già. 

Hội chứng ruột kích thích có nguy hiểm không?

Bệnh lý ruột kích thích thực tế không nguy hiểm bởi nó không để lại tổn thương vật lý đáng kể trên ruột. Tuy nhiên, các triệu chứng của bệnh vẫn gây khó chịu và làm giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Hội chứng ruột kích thích ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
Hội chứng ruột kích thích ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.

Nguyên nhân gây nên hội chứng ruột kích thích

Thuộc loại bệnh mãn tính rất dễ tái phát nhiều lần, nguyên nhân gây nên hội chứng này có thể xuất phát từ một trong những điều sau:

  • Người có tiền sử mắc các bệnh lý liên quan đến đường ruột.
  • Sử dụng thuốc có chứa thành phần nội tiết hoặc mắc các bệnh lý về nội tiết.
  • Rối loạn giấc ngủ, mất ngủ kéo dài.
  • Tâm lý rối loạn, căng thẳng khiến chất lượng cuộc sống suy giảm.
  • Ăn phải thức ăn ôi thiu, thực phẩm bị hỏng hoặc chứa chất độc hại.
  • Phụ nữ đang trong chu kỳ kinh nguyệt.
Nhiều nguyên nhân gây nên hội chứng ruột kích thích.
Nhiều nguyên nhân gây nên hội chứng ruột kích thích.

Phân biệt cách nhận biết đau dạ dày và hội chứng ruột kích thích

Vậy làm sao để người bệnh có thể phân biệt được mình đang đau dạ dày hay gặp phải hội chứng ruột kích thích khi các cơn đau bụng xuất hiện? Cùng bác sĩ Thuỳ Dung phân biệt hai bệnh lý này thông qua các cách nhận biết sau.

Nhận biết bệnh đau dạ dày 

Dấu hiệu nhận biết đau dạ dày gồm những gì?
Dấu hiệu nhận biết đau dạ dày gồm những gì?

Đều xuất phát từ các nguyên nhân cho thói quen sinh hoạt và tâm lý căng thẳng kéo dài. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể phân biệt bệnh đau dạ dày thông qua các cách nhận biết như:

  • Đau bụng vùng trên rốn, gần hơn với lòng ngực đi kèm với cảm giác nóng rát khó chịu.
  • Thường đau nhiều sau khi ăn, nhất là khi ăn đồ cay nóng, dầu mỡ, đồ uống có cồn.
  • Cảm giác buồn nôn xuất hiện sau bữa ăn.
  • Bụng thường cồn cào gây khó ngủ vào ban đêm.
  • Tiêu chảy hoặc táo bón (ít phổ biến hơn so với hội chứng ruột kích thích)
  • Sốt từ vừa đến cao gây nên tình trạng viêm dạ dày cấp

Nhận biết hội chứng ruột kích thích

Thuộc loại bệnh lý mãn tính, người mắc hội chứng ruột kích thích sẽ gặp tình trạng đau bụng tái đi tái lại ít nhất một ngày mỗi tuần. 

Các dấu hiệu về hội chứng ruột kích thích mà bạn cần biết.
Các dấu hiệu về hội chứng ruột kích thích mà bạn cần biết.

Dấu hiệu nhận biết bệnh đi kèm các triệu chứng:

  • Đau bụng, khó chịu tại vùng dưới bụng.
  • Có thể đau bất cứ lúc nào, không nhất thiết bị đau sau khi ăn.
  • Đầy bụng và xuất hiện tình trạng tiêu chảy và táo bón, có thể xảy ra cùng lúc hoặc xen kẽ.
  • Giảm đau khi điều chỉnh vị trí cơ thể hoặc sau khi đi đại tiện.

Trên đây là bài viết giúp bạn phân biệt đau dạ dày và hội chứng ruột kích thích. Hy vọng bạn sẽ nhận biết đúng bệnh lý và kịp thời điều trị. Chúc bạn nhiều sức khoẻ.

THÔNG TIN LIÊN HỆ

Fanpage: Dr Thùy Dung  (Bác sĩ Dung)

Website: drthuydung.com

TikTok: Dr Thuỳ Dung 

Youtube: Dr Thuỳ Dung

Dr Thùy Dung
♦ Bác sĩ Chuyên khoa Xương khớp – Da Liễu Tốt nghiệp BS Đa khoa Học Viện Quân Y.
♦ Tốt nghiệp chuyên khoa định hướng thần kinh-xương khớp tại BV 108
♦ Tốt nghiệp chuyên khoa định hướng siêu âm và da liễu tại BV 103
♦ Từng làm việc tại bệnh viện đa khoa Đức Giang.
♦ Bác sĩ có nhiều kiến thức trong việc điều trị bệnh lý về xương khớp – thần kinh.
♦ Thạc sĩ Y học cộng đồng tại Đại học Thăng Long
♦ Là Giảng viên – Bác sĩ – Giám đốc Trung tâm đào tạo và chăm sóc sức khỏe cộng đồng viện khoa học ứng dụng y dược Phương Đông.

Bài viết liên quan

Sự kiện không thể bỏ qua! Hội thảo “Hành Trình Sức Khỏe Vàng”

Hành Trình Sức Khỏe Vàng là sự kiện đặc biệt dành cho những ai quan [...]

Dạ Dày Cồn Cào Mỗi Đêm Phải Làm Sao?

Cảm giác dạ dày cồn cào mỗi đêm là một hiện tượng khó chịu, ảnh [...]

Dẫu nhuyễn thể có tác dụng như thế nào?

Dầu nhuyễn thể (krill oil) ngày càng được ưa chuộng nhờ những lợi ích sức [...]

Người Mỡ trong máu Nên ăn gì và kiêng gì?

Mỡ trong máu, hay còn gọi là cholesterol cao. Là một vấn đề sức khỏe [...]

Rau mồng tơi ăn rất ngon: Nhớ 3 điều kỵ, 5 đối tượng không nên ăn kẻo hại sức khỏe, gây sỏi thận

3 điều cấm kỵ khi ăn canh rau mồng tơi người Việt cần tránh Rau [...]

Dr Thùy Dung nữ bác sỹ được mệnh danh “chuyên gia xương khớp” với hành trình 28 ngày giúp đỡ hàng nghìn bệnh nhân

Dr Thùy Dung – Nữ Bác Sĩ Được Mệnh Danh “Chuyên Gia Xương Khớp”  BS [...]

Minh Travel: Hành Trình 8 Năm Chinh Phục Nghệ Thuật Quay Dựng Video

Minh Travel, tên thật là Trần Công Minh, là một Youtuber và TikToker nổi bật [...]

Bác sĩ Thùy Dung: Ăn Gì Để Bổ Máu?

Thiếu máu là tình trạng phổ biến, đặc biệt ở người lớn tuổi, do nhiều [...]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *