Dr Thuỳ Dung và những nỗi lòng!

Trong các ngành nghề thì Bác sĩ cũng là 1 nghề. Nhưng nghề bác sĩ khác các ngành nghề khác rất nhiều…

Cô gái ơi. Đã hơn 7 năm rồi!!!!

Hồi đó điện thoại vẫn còn chụp mờ quá. Tối trước hôm nhận bằng không ngủ nổi….

Sáng ra mắt thâm quầng…lại phải make up lên 1 tí cho xinh xẻo đi nhận bằng!

Cảm giác bồi hồi, sung sướng, xúc động biết chừng nào, nhưng bên cạnh đó là biết bao lo lắng. Lo lắng không biết ra trường rồi khi không có sự bao bọc của các thầy các cô thì mình có làm tốt hay không? Liệu mình có xứng đáng với những gì thầy cô đã dạy dỗ!, rồi lúc gặp vấn đề có xử lý được tốt không?

Làm nghề Y cũng giống như làm dâu trăm họ, và những tai biến y khoa có thể xảy ra bất kỳ lúc nào mà đôi khi người giỏi nhất cũng khó có khả năng kiểm soát được.

Liệu mình có đủ năng lực, đủ trình độ để giúp đỡ, gỉam bớt sự lo lắng, đau đớn của bệnh tật cho bệnh nhân!

Liệu mình có sống tốt xứng đáng với 2 chữ Y Đức hay bị tiền bạc làm mờ mắt, tha hoá!

Liệu đạt đến 1 trình độ nhất định mình có bị sự chủ quan trong nghề nghiệp chiếm giữ! quá nguy hiểm cho người bệnh!

Đó là những trạng thái cảm xúc hỗn độn trước lễ tốt nghiệp ở Học Viện Quân Y được tổ chức long trọng vô cùng!

Trong các ngành nghề thì Bác sĩ cũng là 1 nghề. Nhưng nghề bác sĩ khác các ngành nghề khác rất nhiều…

Công việc cực kỳ căng thẳng vì hàng ngày tiếp xúc với hết bệnh tật này đến bệnh khác, đó là sự đau đớn, mêt mỏi  của các bệnh nhân mỗi ngày, đó là sự lo lắng của người nhà, thậm chí đó là sự chết chóc, tiếng  tút tút của xe cứu thương, tiếng cảnh báo của máy trong phòng hồi sức, mùi máu tanh nồng trong những khoa cấp cứu…..ngoài những điều đó người bác sĩ còn đối mặt với lãnh đạo bệnh viện, phòng khám, rồi cả bảo hiểm y tế nếu làm sai với luật của bảo hiểm thì sẽ phải lên giải trình và nếu không giải trình được sẽ xuất toán và trừ vào tiền lương….đối mặt với thủ tục hành chính, với sự căng thẳng của những chồng bệnh án nối tiếp nhau…đối mặt với sự tự nhiên hết thuốc của bên dược…và thời gian gần đây những thiết bị y tế cơ bản còn không có đủ…lúc này bệnh nhân trách móc bác sĩ…bác sĩ biết trách móc ai?????

Và có lẽ đại dịch covid cho chúng ta 1 cái nhìn nữa về ngành y tế. Khi dịch bệnh đến họ là những con người tiên phong chống dịch, khi chưa đc bộ y tế trang bị bất kỳ vũ khí hay áo giáp bảo vệ nào yêu cầu họ vào Nam chống dịch….họ vào và rồi….tôi đã có những người bạn ra đi mãi mãi…cho đến bây giờ tôi mỗi lần nghĩ lại tôi vẫn cảm giác bàng hoàng vì những người đó vẫn còn rất trẻ…..

Sau này khi dịch bệnh lan tràn ra cả nước, tất cả những chuyên khoa đều huy động chống covid và những người đó ngày đêm chiến đấu để cứu từng người bệnh….ko một ngày nào nghỉ ngơi kể cả khi chính bản thân họ nhiễm bệnh. Nhưng bộ y tế đưa ra văn bản nếu bác sĩ bỏ trực thì sẽ tước chứng chỉ hành nghề. Đó là 1 tờ giấy mà có lẽ bác sĩ đã phải bỏ rất nhiều năm mới đc cấp!

Đó là những câu chuyện mà có lẽ bạn đã nghe ở đâu đó!

Nhưng tôi nghĩ đối với các bác sĩ được khoác lên mình chiếc áo trắng là 1 niềm tự hào và hạnh phúc vô cùng, mong rằng nhà nước và bộ y tế sẽ có những chính sách khác đối với bác sĩ, để họ chuyên tâm với nghề!

Còn tôi đã tìm ra hướng đi của mình khi nghe thầy tôi nói với tôi về việc tại sao trên mạng nhiều tin giả như vậy, việc sử dụng xông mũi họng bằng xả, gừng…có tác dụng gì phòng Covid ko? Tôi giật mình? Đúng tôi biết là nó không hề có hiệu quả và chỉ có tác dụng giữ ẩm và 1 chút tác dụng của tinh dầu…nhưng khả năng trị bệnh hay phòng bệnh là không hề có!. Tại sao bác sĩ không ai nói điều này, để những tin giả tràn lan như vậy. Tại sao biết họ sai mà không nói??? Tôi mới thật sự chợt thức tỉnh. Tại sao mình lại ko làm gì? Tại sao lại ngồi yên để người dân nghe theo những tin giả và gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khoẻ của chính họ! Tôi đã quyết định phải có mặt trên MẠNG XÃ HỘI

Thời gian tư vấn của các bác sĩ trong viện, đặc biệt là các bác sĩ phòng khám khi khám bệnh gần như rất ít, 1 ngày như 1 bệnh viện quận khoáng 70-100 lượt khám, còn ở các bệnh viện tuyến trung ương thì sẽ gấp nhiều hơn con số này. Vậy làm sao để tư vấn kỹ hơn được? để hướng dẫn chi tiết cho bệnh nhân về những vấn đề xung quanh, mà đôi khi những vấn đề đó lại cực kỳ quan trọng như thay đổi thói quen sinh hoạt, chế độ ăn uống.

Vậy bệnh nhân họ không biết tìm ở đâu, hỏi ai, họ lo lắng, bối rối và đi tìm kiếm thông tin trên mạng! Nếu những kiến thức y khoa đó không chính thống thì họ sẽ ảnh hưởng như thế nào?

Tôi đã chứng kiến những người dùng thuốc Nam, thuốc không rõ nguồn gốc đến viện trong tình trạng mặt tròn, phù toàn thân….và suy tuyến thượng thận không hồi phục! Và nếu tôi cứ tiếp tục im lặng thì tôi làm được gì, tôi giúp được ai??

Để tốt nghiệp bằng đại học y khoa bạn cần học 6-7 năm, nếu học thêm thạc sĩ hoặc bác sĩ nội trú cần thêm 2-3 năm nữa, để có chứng chỉ hành nghề cần 18 tháng tại bệnh viện để được ký tên vào đơn thuốc và cần 54 tháng  để có thể mở được 1 phòng khám đứng tên mình!

Quá trình này so với ngành nghề khác chiếm của họ rất nhiều năm cuả cuộc đời họ!

Bác sĩ cũng là con người, bác sĩ cũng có quyền mưu cầu hạnh phúc. Điều đầu tiên khi họ có thể giúp đỡ được nhiều người hơn họ cần giúp họ trước, họ cần đủ đầy trước. Còn nếu với mức lương công chức và công việc thì đầy căng thẳng áp lực như vậy….tôi biết những bác sĩ rất giỏi đã rời viện Công lập để sang các bệnh viện tư nhân. Và những viện tư lớn nhất nước sẵn sàng trả lương họ gấp 20 lần….1 số thì bỏ nghề chuyển qua nghề khác….

Đó là sự đáng buồn của ngành y tế khi xảy ra sự chảy máu chất xám, đó là sự mất mát đáng kể!

Khi những bác sĩ giỏi kinh doanh, họ tự mở phòng khám của họ cung cấp được chất lượng dịch vụ tốt hơn, thăm khám kỹ hơn, mang đến những lợi ích vô cùng lớn cho người bệnh. Thay vì thời gian chờ đợi dài trong bệnh viện, thay vì không được thăm hỏi động viên…vai trò của tinh thần rất quan trọng liên quan trực tiếp tới quá trình điều trị!

Và nếu bác sĩ không làm kinh doanh thì cuộc sống của họ bao giờ mới đủ đầy, và nêú Bác sĩ không làm Marketing, tức là không xuất hiện trên mạng xã hội thì liệu ai biết đến họ, liệu họ sẽ giúp đc bao nhiêu người?

Và hi vọng nếu những bác sĩ đọc được bài viết này thì hãy đứng lên, hãy làm tốt công việc chuyên môn nhưng cũng đừng quên nỗ lực để giúp đỡ được nhiều người tốt hơn bằng công việc trên internet, để hạn chế tin giả, để số lượng người chúng ta giúp đỡ được nhiều hơn!

Mong rằng các bệnh viện công lập sẽ không hạn chế việc bác sĩ chia sẻ kiến thức của họ trên internet mà nên khuyến khích để họ có thể giúp đỡ cộng đồng!

Dr Thuỳ Dung

 

Bài viết liên quan

Virus HMPV Và Sự Tiến Hóa Của Virus Gây Bệnh Hô Hấp

Virus là một trong những mối đe dọa hàng đầu đối với sức khỏe con [...]

Bác sĩ Dung Chia sẻ: Đi bộ có tốt không? Những ai không nên đi bộ?

Đi bộ là một trong những hình thức tập luyện đơn giản và hiệu quả [...]

Đau Khớp Háng Nên Làm Gì? Nguyên Nhân và Cách Khắc Phục

Đau Khớp Háng Nên Làm Gì? Đau khớp háng là một vấn đề không chỉ [...]

Thả Đèn Hoa Đăng Gửi Phiếu Nguyện Ước: Chúc Cả Nhà Một Mùa Vu Lan Báo Hiếu Sức Khỏe – Bình An – Hạnh Phúc

Mỗi dịp Vu Lan, chúng ta lại được nhắc nhở về lòng hiếu thảo. Tình [...]

Chế độ dinh dưỡng tốt cho xương khớp? Bác sĩ Dung

Chế độ dinh dưỡng tốt cho xương khớp? Bác sĩ Dung Trong cuộc sống hiện [...]

Ngủ ngon và giảm mỡ máu nên ăn gì vào bữa tối?

Ngủ ngon và giảm mỡ máu là tình trạng sức khỏe mà ai cũng mong [...]

Giải Pháp Cải Thiện 6 Dấu Hiệu Báo Động Của Cơ Thể Nhờ Bộ Đôi Canxi Bencan Và Glucosamine Avocado 1500

Xương khớp khỏe mạnh là nền tảng giúp chúng ta duy trì chất lượng cuộc [...]

Nhân Tuyến Giáp Có Uống Được Omega 3 không?Omega 3 Krill mua 3 Tặng 1

Một trong những câu hỏi phổ biến của nhiều người mắc bệnh nhân tuyến giáp [...]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *