Đau Khớp Háng Không Đi Được – Háng, nằm giữa bụng và chân, đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sự ổn định và linh hoạt của cơ thể. Khu vực này bao gồm nhiều nhóm cơ hoạt động, đặc biệt là quan trọng trong quá trình chân di chuyển nhịp nhàng, giúp duy trì sự cân bằng và điều hòa các hoạt động của cơ bắp. Điều này có ý nghĩa lớn đối với khả năng kiểm soát chân và hoạt động đi lại của người bệnh.
1. Đau Khớp Háng Không Đi Được – Đau Khớp Háng Là Gì?
Sự ảnh hưởng của đau khớp háng có thể tác động mạnh mẽ đến khả năng thực hiện các hoạt động hàng ngày. Khả năng linh hoạt giảm sút, và người bệnh có thể gặp khó khăn trong việc thực hiện các động tác như đi bộ, đứng lâu, hoặc thậm chí là ngồi. Cảm giác đau và bất tiện này không chỉ là vấn đề về mặt vật lý mà còn ảnh hưởng đến tâm trạng và chất lượng cuộc sống nói chung. Đau khớp háng là tình trạng phổ biến mà ai cũng có thể mắc phải nhưng đối tượng có nguy cơ cao nhất thường là những người cao tuổi. Là bộ phận nối giữa xương chậu với xương đùi, khớp háng không chỉ nâng đỡ trọng lượng cơ thể mà còn giúp chi dưới di chuyển linh hoạt. Do đó, khi bị đau, viêm khớp háng, ngoài cảm giác khó chịu, người bệnh còn gặp khó khăn trong sinh hoạt hằng ngày, nhất là khi đi lại.
Viêm khớp háng xảy ra khi sụn ở khớp háng bị mòn hoặc hư hỏng, dẫn đến bề mặt xương của khớp ma sát với nhau và trở nên thô ráp. Đây là nguyên nhân gây đau, cứng khớp và cản trở vận động của chân. Viêm khớp háng có nhiều dạng khác nhau nhưng đều liên quan đến mất sụn ở khớp, khiến xương cọ xát vào nhau và cuối cùng là phá hủy khớp
2. Đau Khớp Háng Không Đi Được – Nguyên Nhân
Đau khớp háng thực tế không phải là tình trạng sức khỏe hiếm gặp, triệu chứng này phổ biến và có thể xảy ra ở bất cứ đối tượng và độ tuổi nào. Khu vực háng gồm 5 loại cơ giữ vai trò khác nhau trong việc kiểm soát và đảm bảo hoạt động đi lại của chân gồm: cơ thon, cơ khép ngắn, cơ khép dài, cơ khép lớn và cơ lược.
Đau khớp háng không phải do bệnh lý: Nguyên nhân gây khớp háng chủ yếu là do chấn thương cơ học, đặc biệt thường gặp ở những vận động viên thể thao có động tác liên quan hoặc hoạt động thể chất quá mức. Cụ thể như sau:
Nguyên nhân đau háng do tổn thương cơ, dây chằng hoặc gân ở khu vực háng: Những tổn thương này thường chưa ảnh hưởng đến xương háng, chủ yếu là chấn thương vật lý khi làm việc, luyện tập hoặc thực hiện động tác quá mức dẫn đến căng cơ, giãn dây chằng hoặc các điểm bám gân ở háng. Các vận động viên với cường độ luyện tập cao là đối tượng dễ gặp phải chấn thương gây đau khớp háng này nhất.
Các môn thể thao yêu cầu hoạt động cơ khớp háng nhiều và hay gặp chấn thương này bao gồm: vận động viên bóng bầu dục, bóng đá, khúc côn cầu,…
Đau khớp háng do nguyên nhân bệnh lý: Đau khớp háng do bệnh lý thường nghiêm trọng, điều trị khó khăn hơn nhiều so với những cơn đau do chấn thương. Các bệnh lý dễ dẫn tới đau khớp háng bao gồm:
Thoái hóa khớp háng: Thoái hóa khớp háng là bệnh phổ biến gặp ở người cao tuổi do quá trình hoạt động kéo dài dẫn đến mòn khớp, khiến lớp sụn khớp mỏng dần đến biến mất. Khi khe khớp hẹp nhỏ, xuất hiện gai xương, tình trạng đau khớp háng sẽ xảy ra ở mức độ nghiêm trọng. Bệnh nhân bị thoái hóa khớp háng thường bị đau nặng, hạn chế vận động, nhất là các vận động khó liên quan đến xương khớp háng. Bệnh nhân cần được phẫu thuật, thay háng nhân tạo để khắc phục.
Viêm khớp dạng thấp: Nhiều người cho rằng, viêm khớp dạng thấp chỉ xảy ra ở cột sống lưng, xương chi dưới, song xương háng cũng có thể chịu ảnh hưởng. Biểu hiện lâm sàng của bệnh cho tổn thương vùng này là tình trạng đau, sưng khớp, cứng khớp tại 1 thời điểm nhất định. Cần điều trị sớm nếu đau khớp háng do viêm khớp dạng thấp, nếu không bệnh có thể tiến triển nặng khiến khớp bị biến dạng.
Bệnh lý khớp háng ở trẻ nhỏ: Trẻ sơ sinh và trẻ em có thể gặp phải bệnh lý khớp háng ảnh hưởng đến hoạt động của các cơ xương cũng như khả năng đi lại bình thường của trẻ sau này. Bệnh lý này thường gây thoái hóa khớp ở mức độ chậm, song gây nhiều hệ lụy cho sức khỏe.
Hoại tử vô khuẩn chỏm xương đùi: Đây là dạng tổn thương mạch máu nuôi chỏm xương đùi xảy ra sau chấn thương như gãy cổ xương đùi, trật khớp háng,… nhưng đôi khi là do tự phát. Bệnh nhân không chỉ bị đau khớp háng nặng mà còn bị hạn chế vận động. Khi chụp X-quang, có thể quan sát tình trạng chỏm xương đùi biến dạng, khe khớp hẹp.
Nguyên nhân đau háng do thoát vị bẹn: Chứng đau khớp háng cũng có thể là do thoát vị bẹn, đây là tình trạng lớp niêm mạc hoặc ruột di chuyển khỏi khoang bụng, lọt và có thể mắc kẹt ở ống bẹn. Tình trạng này gây sức ép cho các cơ vùng háng, đồng thời có thể nhiễm trùng, sưng to gây đau.
Nguyên nhân khác gây đau khớp háng: Đau khớp háng còn có thể do nhiều nguyên nhân khác như: viêm ruột, nhiễm trùng đường tiết niệu, chèn ép dây thần kinh liên quan, sưng hạch bạch huyết, gãy nứt xương ở gần háng, viêm khớp xương háng, u nang buồng trứng ở nữ,…
Hội chứng chạm khớp háng: Là tình trạng mà lồi cầu và ổ cối không di chuyển tự do trong phạm vi chuyển động bình thường của chúng. Điều này có thể là do đỉnh của lồi cầu không tròn hoàn toàn hoặc do ổ cối quá sâu. Nguyên nhân chưa hoàn toàn được lý giải tại sao điều này xảy ra, trong hầu hết các trường hợp không cần điều trị cụ thể.
Viêm gân chậu: Viêm gân cơ chậu là tình trạng viêm gân cơ chậu chạy qua mép xương chậu, cơ giúp bạn gập chân lên. Tình trạng này thường tự khỏi không cần điều trị.
Rách sụn viền ổ cối: Sụn viền ổ cối là một vòng sụn dày xung quanh hốc hông. Nó có thể bị rách nếu lồi cầu hoặc ổ cối bị biến dạng. Đây có thể là kết quả của các vấn đề về hông trong thời thơ ấu hoặc thay đổi hình dạng của hông khi nó phát triển, nhưng trong hầu hết các trường hợp, nguyên nhân là không rõ.
3. Đau Khớp Háng Không Đi Được – Cách Khắc Phục
Khi có biểu hiện đau ở khớpháng, người bệnh không nên chủ quan. Lúc này, bạn cần tới ngay các cơ sở y tế, bệnh viện có chuyên khoa Cơ xương khớp để được thăm khám, chẩn đoán và điều trị sớm bệnh. Tùy vào từng loại bệnh, mức độ đau khớp háng và tình trạng sức khỏe từng người, Các bạn có thể liên hệ đến Bác Sĩ Dung sẽ tư vấn phương pháp điều trị phù hợp.
Điều trị không phẫu thuật
Dùng thuốc: Với những trường hợp đau khớp háng nhẹ ở người bệnh viêm khớp háng hoặc thoái hóa khớp háng… có thể sử dụng thuốc kháng viêm. Một số thuốc kháng viêm không steroid như Aspirin, Ibuprofen, Naproxen… có thể giúp kiểm soát cơn đau, chống viêm nhiễm và ngăn ngừa bệnh tiến triển nặng. Tuy nhiên người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng thuốc điều trị. Không nên tự ý dùng thuốc vì có thể khiến bệnh nặng hơn, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe, thậm chí tính mạng.
Thay đổi chế độ vận động, sinh hoạt: Khi có vấn đề ở khớp háng, người bệnh cần tránh leo cầu thang, không đi bộ quá lâu hoặc chơi các môn thể thao làm tăng sức nặng cho khớp như: tennis, cầu lông, chạy bền… Thay vào đó là thực hiện các động tác thể dục nhẹ nhàng, vừa phải và nghỉ ngơi ngay nếu có dấu hiệu đau nhức ở vùng háng, hông.
Thay đổi chế độ ăn uống: Bổ sung chế độ ăn uống giàu canxi rất tốt cho những người mắc bệnh xương khớp, giúp tăng lượng canxi thiếu hụt trong cơ thể, ngăn ngừa bệnh tái phát.
THÔNG TIN LIÊN HỆ
Fanpage: Dr Thùy Dung (Bác sĩ Dung)
TikTok: Dr Thuỳ Dung
Youtube: Dr Thuỳ Dung
Dr Thùy Dung
♦ Bác sĩ Chuyên khoa Xương khớp – Da Liễu Tốt nghiệp BS Đa khoa Học Viện Quân Y
♦ Tốt nghiệp chuyên khoa định hướng thần kinh-xương khớp tại BV 108
♦ Tốt nghiệp chuyên khoa định hướng siêu âm và da liễu tại BV 103
♦ Từng làm việc tại bệnh viện đa khoa Đức Giang.
♦ Bác sĩ có rất nhiều kiến thức và trải nghiệm, trong việc điều trị các bệnh lý về xương khớp- thần kinh
♦ Thạc sĩ Y học cộng đồng tại Đại học Thăng Long
♦ Hiện tại đang là Giảng viên – Bác sĩ- Giám đốc Trung tâm đào tạo và chăm sóc sức khoẻ cộng đồng viện khoa học ứng dụng y dược Phương Đông.
Bài viết liên quan
Bác sĩ Dung Chia sẻ Thoái Hóa Khớp Gối Nên Uống Gì?
Thoái hóa khớp gối là một trong những bệnh lý phổ biến ở người cao [...]
Th7
Thuốc Trị Đau Nhức Xương Khớp Cho Người Già
1. Thuốc Trị Đau Nhức Xương Khớp Cho Người Già – Chăm Sóc Xương Khớp [...]
Th11
4 sai lầm khi ăn cơm gây hại cho sức khỏe, ai không có thật đáng mừng
Người xưa thường nói dễ như ăn cơm, nhưng nếu bạn ăn cơm theo [...]
Th12
Bác sĩ Thùy Dung Đánh Giá Cao Glucosamine Avocado 150
Trong hành trình chăm sóc sức khỏe và điều trị các bệnh lý về xương [...]
Th5
Bác Sĩ Thùy Dung Hành Trình Với Danh Hiệu “BS Xương Khớp'”
Bác sĩ Thùy Dung, một cái tên không còn xa lạ trong lĩnh vực xương [...]
Th5
Dầu Nhuyễn Thể Omega 3 Krill Bí Kíp Cho Sức Khỏe Tuyệt Vời!
Omega 3 Krill – hay còn được ví như một “bảo bối vàng” cho sức [...]
Th9
Thoái Hóa Khớp Háng Nguy Cơ và Biến Chứng Nguy Hiểm
Thoái Hóa Khớp Háng: Nguy Cơ và Biến Chứng Nguy Hiểm Thoái hóa khớp háng, [...]
Thuốc Trị Đau Khớp Gối Tốt Nhất Hiện Nay
1. Thuốc Trị Đau Khớp Gối Tốt Nhất Hiện Nay – Kiểm Soát Đau Nhức [...]
Th11