Bài tập 1
Chọn tư thế đứng tự nhiên, hai chân song song mở rộng ngang tầm hai vai, đầu các ngón chân hướng ra phía trước. Khớp đầu gối hơi gấp, cột sống thẳng, đầu ngả về phía trước, hai mắt nhắm hờ, hai vai thả lỏng buông thõng. Khuỷu cẳng tay hơi gấp, ngón cái hai tay cùng bốn ngón tự nhiên mở rộng như muốn cầm vật gì, đặt ở trước bụng dưới, cũng có thể hơi nâng cẳng tay lên. Hai tay đặt trước ngực như ôm quả bóng. Tập trung chú ý vào Đan điền.
Thở sâu, khi hít vào ngực bụng phình ra, khi thở ra bụng thót lại. Hít khí vào hơi ngắn, thở khí ra nên dài. Mỗi ngày luyện 3 – 5 lần, mỗi lần 30 – 60 phút.
Đan điền là vị trí tương ứng với huyệt Khí hải nằm ở trên đường trục giữa cơ thể, dưới rốn 1,5 thốn. Khi luyện tập chi cần tưởng tượng Đan điền là một vùng tròn to hay một quả cầu bé nằm ở giữa vùng bụng dưới. Theo y học cổ truyền, Đan điền là “sinh khí chi hải” (biển của sinh khí) có vai trò rất quan trọng trong nhân thể. Đối với nam giới giúp bổ thận tráng dương, khai thông kinh lạc, điều khí hòa huyết, bổ hư ích tổn, tăng cường nguyên khí. Với phụ nữ có tác dụng điều trị những bệnh phụ khoa như đau bụng kinh, tắc kinh, khí hư…
Ngoài ra có tác dụng đan điền là huyệt vị giúp tăng cường sức đề kháng, cải thiện tình trạng suy nhược, trị bệnh đường tiết niệu, tiêu hóa.
Bài tập 2
Chọn tư thế nằm hoặc ngồi.
– Nếu nằm thì nằm ngửa ngay ngắn trên giường, đầu hơi cúi về trước, hai mắt nhắm hờ, hai tay duỗi thẳng tự nhiên dọc theo thân mình, lòng bàn tay úp xuống, chân duỗi thẳng, hai gót khép lại, các ngón chân xoè ra tự nhiên.
– Nếu ngồi thì ngồi ngay ngắn trên ghế, đầu hơi cúi về trước, hai mắt nhắm hở, ngực nhô, lưng thẳng, hai vai và khuỷu tay thả lỏng, ngón tay duỗi, lòng bàn tay úp xuống đặt trên đùi, hai chân cách nhau cùng tầm với vai, gối gấp vuông góc, bàn chân bám đất.
– Cách thực hiện: Miệng hơi ngậm, thở bằng mũi, trước tiên hít vào thật sâu rồi ngừng thở giây lát, sau đó từ từ thở ra ( hít vào – ngừng thở – thở ra ), luân phiên đều đặn như vậy. Phối hợp với niệm câu từ, thông thường bắt đầu bằng câu có 3 chữ (khi hít vào niệm một chữ, khi ngừng thở niệm một chữ và khi thở ra niệm nốt chữ còn lại), sau đó tăng dần lên nhưng không nên quá 9 chữ.
Niệm câu từ, câu gì cũng được nhưng nên chọn những câu có nội dung sức khỏe. Câu từ niệm có tác dụng tập trung tư tưởng, dứt bỏ mọi ý nghĩ tản mạn, thông qua ám thị có thể dẫn đến những hiệu ứng sinh lý tương ứng với câu từ. Cần chú ý khi hít vào thì lưỡi nâng lên chạm hàm ếch, khi thở ra thì lưỡi hạ xuống. Cuối cùng, đặt hai bàn tay chồng lên nhau xoa vùng ngực theo chiều kim đồng hồ chừng 30 vòng với một lực vừa phải. Mỗi ngày luyện từ 2 lần, mỗi lần 30 phút.
Bài viết liên quan
Thả Đèn Hoa Đăng Gửi Phiếu Nguyện Ước: Chúc Cả Nhà Một Mùa Vu Lan Báo Hiếu Sức Khỏe – Bình An – Hạnh Phúc
Mỗi dịp Vu Lan, chúng ta lại được nhắc nhở về lòng hiếu thảo. Tình [...]
Th8
OMEGA 3 KRILL – Mua 3 Tặng 1
Chăm sóc sức khỏe không chỉ là sự lựa chọn, mà là một quyết định [...]
Th2
Chuyên Gia Nói Gì Về Tinh Thể Muối Hữu Cơ Canxi Bencan
Việc duy trì một chế độ ăn uống cân bằng và bổ sung đủ dinh [...]
Th10
Bác Sĩ Dung Gửi Lời Chúc Mừng Ngày Vía Thần Tài
Trong nhịp sống hiện đại ngày nay, dù bận rộn với công việc và cuộc [...]
Th2
Bác sĩ Thùy Dung Gửi Lời Động Viên Tới Bà Con Miền Bắc Trong Bão Lũ
Bác sĩ Thùy Dung – Hãy Dang Tay Đoàn Kết – Tương Thân Tương Ái [...]
Th9
Virus HMPV Là Gì? Nguyên Nhân Và Dấu Hiệu
Trong thời gian gần đây, virus HMPV (Human Metapneumovirus) đã thu hút sự chú ý [...]
Th1
Mạch máu não sẽ bị ăn mòn nếu bạn có 5 thói quen này
Mạch máu não có vai trò quan trọng trong quá trình cung cấp oxy và [...]
Th11
Bác Sĩ Xương Khớp Thùy Dung Có Uy Tín Không?
Bệnh xương khớp là một trong những vấn đề sức khỏe phổ biến, ảnh hưởng [...]
Th3