Khoai lang không chỉ là món ăn dân dã mà còn là “thần dược” mùa đông, mang đến nhiều lợi ích sức khỏe khi sử dụng đúng cách. Bằng cách ăn vào 3 khung giờ vàng trên, bạn không chỉ bảo vệ cơ thể khỏi những bệnh vặt mùa đông mà còn tăng cường sức khỏe toàn diện.
Vì sao nên ăn khoai lang?
Khoai lang là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng phong phú, từ vitamin A, C, E đến chất xơ, kali, mangan và các chất chống oxy hóa mạnh. Không chỉ giúp tăng cường hệ miễn dịch, mà còn hỗ trợ tiêu hóa, làm đẹp da và cải thiện tâm trạng trong những ngày đông u ám.
Một số lợi ích nổi bật, gồm:
- Tăng cường miễn dịch: Vitamin A giúp bảo vệ niêm mạc, giảm nguy cơ mắc các bệnh cảm lạnh, viêm họng.
- Hỗ trợ tiêu hóa: Chất xơ trong khoai lang giúp hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru, ngăn ngừa táo bón.
- Giữ ấm cơ thể: Cung cấp năng lượng tự nhiên, giữ ấm cơ thể hiệu quả vào mùa đông.
Ăn khoai lang vào những giờ nào trong ngày tốt cho sức khỏe?
Vào buổi sáng
Ăn vào buổi sáng là một lựa chọn tuyệt vời để bắt đầu ngày mới. Thực phẩm này chứa carbohydrate phức tạp, giúp cung cấp năng lượng bền bỉ cho cơ thể hoạt động suốt buổi sáng mà không gây tăng đường huyết đột ngột. Chất xơ trong khoai lang giúp bạn cảm thấy no lâu, hạn chế cảm giác thèm ăn, hỗ trợ giảm cân hiệu quả.
Ngoài ra, ăn vào buổi sáng giúp kích thích nhu động ruột, ngăn ngừa táo bón. Một số món ăn sáng với khoai lang bạn có thể lựa chọn như: luộc/hấp, nấu cháo, nướng mật ong, bánh mì sandwich kẹp khoai lang nghiền…
Trước khi tập thể dục
Nếu bạn có thói quen tập thể dục, hãy thử ăn khoảng 1-2 tiếng trước khi tập. Giúp cung cấp carbohydrate phức tạp, năng lượng dẻo dai cho cơ bắp hoạt động hiệu quả trong quá trình tập luyện.
Mặt khác, còn giúp duy trì lượng đường trong máu ổn định, ngăn ngừa tình trạng hạ đường huyết khi vận động mạnh. Trước khi tập thể dục bạn có thể ăn khoai lang luộc/hấp, sinh tố ép với chuối để tối ưu hiệu quả tập luyện.
Vào buổi trưa
Buổi trưa cũng là một thời điểm lý tưởng để thưởng thức loại thực phẩm nảy. Bởi, nó chứa một lượng canxi đáng kể. Ăn vào buổi trưa, khi có ánh nắng mặt trời, sẽ giúp cơ thể hấp thụ canxi tốt hơn, củng cố sức khỏe xương khớp.
Ngoài ra, buổi sáng làm việc, cơ thể cần được nạp năng lượng để tiếp tục hoạt động. Ăn loại khoai này sẽ giúp bạn nạp năng lượng mà không gây cảm giác nặng nề, uể oải. Một số món ăn trưa với khoai lang cực dễ làm như: cơm gạo lứt kèm khoai luộc/hấp, nướng mỡ hành, salad khoai với ức gà, canh khoai thịt bằm.
Lưu ý khi ăn khoai lang
– Không nên ăn sống: Khoai lang sống chứa chất nhựa khó tiêu hóa, có thể gây đau bụng, khó tiêu.
– Không ăn khi đói: Ăn khi đói có thể kích thích dạ dày tiết axit, gây ợ chua, nóng ruột.
– Hạn chế ăn vào buổi tối: Ăn khoai lang vào buổi tối, đặc biệt là gần giờ đi ngủ, có thể gây khó tiêu, đầy bụng, ảnh hưởng đến giấc ngủ.
– Không ăn khi chúng mọc mầm: Khoai lang mọc mầm có thể chứa độc tố, gây hại cho sức khỏe.
– Kết hợp với các thực phẩm khác: Để đảm bảo dinh dưỡng cân đối, bạn nên kết hợp khoai lang với các loại thực phẩm khác như rau xanh, thịt, cá, trứng…
– Một số nhóm người cần hạn chế hoặc tránh ăn để phòng ngừa những tác dụng phụ không mong muốn như: những người liên quan đến bệnh thận, người bị bệnh dạ dày hoặc tiêu hóa kém.
Khoai lang thực sự là “thuốc bổ” mùa đông, vừa rẻ vừa dễ tìm. Khi ăn vào 3 thời điểm vàng trong ngày sẽ giúp bạn tận dụng tối đa các lợi ích dinh dưỡng mà loại thực phẩm này mang lại. Hãy thêm ngay thực phẩm này vào chế độ ăn mùa đông của bạn để có một cơ thể khỏe mạnh, tràn đầy năng lượng!
THÔNG TIN LIÊN HỆ
Số Điện Thoại: 0929 273 888
Zalo: Bác Sĩ Dung 0929 273 888
Fanpage: Dr Thùy Dung (Bác sĩ Dung)
Website: drthuydung.com
TikTok: Dr Thuỳ Dung
Youtube: Dr Thuỳ Dung
Dr Thùy Dung
♦ Bác sĩ Chuyên khoa Thần kinh- xương khớp Tốt nghiệp BS Đa khoa Học Viện Quân Y
♦ Tốt nghiệp chuyên khoa định hướng thần kinh-xương khớp tại BV 108
♦ Tốt nghiệp chuyên khoa định hướng siêu âm và da liễu tại BV 103
♦ Từng làm việc tại bệnh viện đa khoa Đức Giang
♦ Bác sĩ có rất nhiều kiến thức và trải nghiệm trong việc điều trị các bệnh lý về xương khớp- thần kinh
♦ Thạc sĩ Y học cộng đồng tại Đại học Thăng Long
♦ Hiện tại đang là Giảng viên. – Bác sĩ- Giám đốc Trung tâm đào tạo và chăm sóc sức khoẻ cộng đồng viện khoa học ứng dụng y dược Phương Đông.
♦ Có gần 1 triệu lượt theo dõi trên các nền tảng mạng xã hội với lượt tiếp cận vài chục triệu người mỗi tháng, đã tư vấn và hỗ trợ cho hàng trăm nghìn người có sức khỏe tốt hơn.
Bài viết liên quan
Bác sĩ Thùy Dung – Sử Dụng Thuốc Giảm Đau Xương Khớp Cho Người Già
Bác sĩ Thùy Dung – Cách Sử Dụng Thuốc Giảm Đau Xương Khớp An Toàn [...]
Th3
Đau Khớp Háng Không Đi Được
Đau Khớp Háng Không Đi Được – Háng, nằm giữa bụng và chân, đóng vai [...]
Th12
Thoái Hóa Đốt Sống Lưng Có Nên Đi Bộ?
1. Thoái Hóa Đốt Sống Lưng Có Nên Đi Bộ? Nguyên Nhân Thoái Hóa Đốt [...]
Th12
Dẫu nhuyễn thể có tác dụng như thế nào?
Dầu nhuyễn thể (krill oil) ngày càng được ưa chuộng nhờ những lợi ích sức [...]
Th12
Phát Hiện Bệnh Gout Cảnh Báo về Những Dấu hiệu bệnh gout Cơ Bản
Phát Hiện Bệnh Gout Cảnh Báo về Những Dấu hiệu bệnh gout Cơ Bản Dấu [...]
Omega 3 và 12 tác dụng đối với sức khỏe
Omega-3 là một axit béo thiết yếu đảm nhiệm vai trò quan trọng đối với [...]
Th11
5 Cách Kiểm Soát Mỡ Máu Tại Nhà Hiệu Quả
Mỡ máu cao (rối loạn lipid máu) là một trong những nguyên nhân hàng đầu [...]
Th1
Tình Trạng Mỡ Máu Cao Và Sức Khỏe Tiềm Ẩn?
Mỡ máu cao – một cụm từ nghe có vẻ quen thuộc. Nhưng lại ẩn [...]
Th9