Bạn thường xuyên gặp phải tình trạng đau phần trên của bụng. Đây có thể là dấu hiệu cho thấy cơ thể bạn đang gặp vấn đề về bệnh đau dạ dày. Để xác định chính xác và kịp thời chăm sóc sức khỏe, bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về dấu hiệu đau dạ dày và cách điều trị bệnh lý này.
Đau dạ dày là bệnh gì?
Bệnh đau dạ dày (đau bao tử) là tình trạng dạ dày gặp các vấn đề về thương tổn do bị viêm loét, viêm sưng, xung huyết. Các cơn đau âm ỉ và dần kéo dài khiến người bệnh vô cùng khó chịu.
Người bệnh thường cảm thấy đau khi:
- Ăn quá no hoặc nhịn đói quá lâu
- Làm việc căng thẳng quá sức
- Tâm trạng thất thường, hay thức khuya
Đau dạ dày và những dấu hiệu cảnh báo
Ở giai đoạn đầu phát bệnh, dấu hiệu viêm dạ dày thường không rõ rệt. Người bệnh thường lầm tưởng nghĩ đó là các cơn đau bụng thông thường. Các trường hợp mắc bệnh thường có dấu hiệu nhận biết điển hình sau:
Đau vùng thượng vị
Đau vùng thượng vị là dấu hiệu đầu tiên khi bạn bị viêm loét dạ dày, các cơn đau bụng này thường không dữ dội và dễ bị hiểu lầm với đau bụng thông thường. Các cơn đau âm ỉ, tức bụng hay nóng rát ở vùng bụng rồi lan lên ngực và ra cả sau lưng. Tần suất các cơn đau trở nên dày đặc và dữ dội kéo dài triền miên khi vào thời điểm giao mùa.
Giảm vị giác, đầy bụng
Người mắc bệnh đau dạ dày cảm thấy đắng miệng và giảm cảm giác thèm ăn hơn bình thường. Nguyên nhân là do thức ăn khi đưa vào dạ dày sẽ chuyển hoá chậm khiến người bệnh cảm thấy nặng nề, đầy bụng.
Ợ hơi, ợ chua
Triệu chứng ợ hơi, ợ chua là tình trạng dạ dày trong quá trình chuyển hóa thức ăn bị tích tụ lại lên men tạo thành khí đẩy lên cổ họng. Điều này cũng khiến người bệnh không thể dung nạp quá nhiều lượng thức ăn trong ngày. Phản ứng ợ chua không mang lại đau đớn nhưng gây ra sự khó chịu. Nhất là về vấn đề ăn uống khiến chất lượng cuộc sống bị suy giảm theo.
Cảm giác buồn nôn mệt mỏi
Biểu hiện buồn nôn xuất hiện ở đa số các bệnh lý liên quan đến hệ tiêu hoá trong đó có đau dạ dày. Với dấu hiệu này, người bệnh luôn trong trạng thái suy nhược cơ thể vì nôn quá nhiều gây mất cân bằng điện giải. Nếu kéo dài hay không thể kiểm soát cảm giác buồn nôn này có thể dẫn tới rách niêm mạc thực quản vô cùng nghiêm trọng.
Bị chảy máu tiêu hóa
Viêm dạ dày có thể gây nên vỡ các mạch máu từ đó làm xuất huyết dạ dày. Dấu hiệu là người bệnh thường nôn hoặc đi ngoài ra máu , bị chóng mặt, tụt huyết áp,… Trường hợp chảy máu tiêu hóa nếu không có biện pháp khắc phục kịp thời có thể dẫn tới mất máu cấp.
Đau dạ dày và cách xử lý
Dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ để cải thiện tình trạng đau dạ dày.
Khi gặp các dấu hiệu nêu trên, bác sĩ Thuỳ Dung khuyên bạn nên xử lý theo các cách sau:
Thay đổi chế độ ăn uống
Chia nhỏ thành nhiều bữa ăn trong ngày, hạn chế ăn đồ cay nóng, đồ chua, nhiều dầu mỡ và các thực phẩm giàu chất béo
Thay đổi lối sống
Ngủ đủ giấc, đúng giờ tránh thức khuya, kết hợp vận động các kỹ thuật giảm căng thẳng (tập yoga, thiền, tập thể dục)
Sử dụng thuốc
Làm giảm triệu chứng đau bao tử bằng việc dùng thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày (như sucralfate) hoặc thuốc chống axit (như omeprazole, ranitidine)
Thăm khám
Nếu không biết phải làm gì, bạn hãy tìm đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám, điều trị theo lời khuyên từ bác sĩ
Sản phẩm Scurma Fizzy là lựa chọn tuyệt vời hỗ trợ cải thiện triệu chứng đau dạ dày. Thành phần chính của Scurma Fizzy gồm tinh chất nghệ vàng Curcumin. Điều này mang lại hiệu quả gấp 70 lần so với nano curcumin thông thường.
Bài viết trên cung cấp thông tin hữu ích về dấu hiệu đau dạ dày và cách xử lý bệnh. Mong rằng những chia sẻ trên sẽ giúp bạn có thêm kiến thức để bảo vệ sức khoẻ của bản thân và gia đình mình.
THÔNG TIN LIÊN HỆ
Fanpage: Dr Thùy Dung (Bác sĩ Dung)
Website: drthuydung.com
TikTok: Dr Thuỳ Dung
Youtube: Dr Thuỳ Dung
Dr Thùy Dung
♦ Bác sĩ Chuyên khoa Xương khớp – Da Liễu Tốt nghiệp BS Đa khoa Học Viện Quân Y.
♦ Tốt nghiệp chuyên khoa định hướng thần kinh-xương khớp tại BV 108
♦ Tốt nghiệp chuyên khoa định hướng siêu âm và da liễu tại BV 103
♦ Từng làm việc tại bệnh viện đa khoa Đức Giang.
♦ Bác sĩ có nhiều kiến thức trong việc điều trị bệnh lý về xương khớp – thần kinh.
♦ Thạc sĩ Y học cộng đồng tại Đại học Thăng Long
Bài viết liên quan
Bác Sĩ Dung – Chặng Đường Phát Triển
1. Bác Sĩ Dung – Ánh Sáng Khiến Cuộc Sống Tươi Sáng Bác Sĩ Dung, [...]
Th12
Nông Huyền Trang – Bác Sĩ Cơ Xương Khớp Tận Tâm và Nhà Kinh Doanh Đầy Cảm Hứng
Trong lĩnh vực y học, không chỉ chuyên môn mà cả tâm huyết, sự thấu [...]
Tăng Nguy Cơ Rắn, Côn Trùng Độc Cắn Sau Bão Yagi – MỐI ĐE DỌA TIỀM ẨN CHO SỨC KHỎE NGƯỜI DÂN
Sau cơn bão Yagi mạnh mẽ quét qua nhiều tỉnh thành phía Bắc. môi trường [...]
Th9
Phân biệt: Đau dạ dày và Hội chứng ruột kích thích
Đa số chúng ta đều lầm tưởng giữa triệu chứng đau dạ dày và hội [...]
Th6
5 Dấu Hiệu Cảnh Báo Xương Khớp Đang Lão Hóa Mà Không Ai Nói Với Bạn
Lão hóa xương khớp là một quá trình tất yếu của tuổi tác, nhưng không [...]
Th4
Đau nhức xương khớp: Bổ sung ngay “kho” Glucosamine tự nhiên này
Đau nhức xương khớp là vấn đề mà nhiều người gặp phải, nhất là khi [...]
Th11
Bác sĩ Dung Chia Sẻ Tập Thể Dục Hàng Ngày
Bác sĩ Dung Chia Sẻ Tập Thể Dục Hàng Ngày – Chìa Khóa Cho Sức [...]
Th3
Ascugin Nano Curcumin Khác Biệt Gì So Với Curcumin Hướng Đích?
Nano Curcumin từ lâu đã được biết đến là một giải pháp hiệu quả cho [...]
Th1