Rau thơm không những làm tăng hương vị cho món ăn hàng ngày, mà còn rất có ích cho sức khỏe cơ thể. Cùng bác sĩ Thùy Dung tìm hiểu 6 loại rau thơm tốt cho sức khỏe nên ăn thường xuyên trong bài viết này nhé!
Rau thơm là gì?
Trong ẩm thực Việt, rau thơm hay rau gia vị là tên gọi dùng để chỉ các loại rau ăn được, gồm rau, củ, quả có mùi thơm đặc trưng. Mùi hương này có từ các tinh dầu trong rau. Khi bay hơi, tùy vào mỗi loại rau, chúng sẽ tỏa ra hương thơm riêng. Những loại rau này có thể được trồng hoặc mọc hoang dã.
Rau thơm rất đa dạng và phong phú, nhiều tới mức không thể kế hết. Tuy nhiên, để dễ nhận biết, rau thơm đã được phân thành hai nhóm chính: rau thơm được trồng và rau mọc hoang.
6 loại rau thơm tốt cho sức khỏe
1. Rau Húng quế
Húng quế có chứa nhiều các chất chống oxy hóa, đặc biệt là eugenol. Eugenol là hợp chất có khả năng kháng viêm mạnh mẽ và hỗ trợ làm giảm nguy cơ các vấn đề bệnh lý về tim. Ngoài ra, húng quế còn có công dụng làm dịu dạ dày. Qua đó, giúp hạn chế các triệu chứng chướng bụng, đầy hơi và khó tiêu.
Húng quế có chứa nhiều các chất chống oxy hóa
2. Rau tía tô
Tía tô chứa hàm lượng cao axit rosmarinic. Đây là loại axit có khả năng chống viêm tự nhiên và làm thuyên giảm các triệu chứng do dị ứng, đặc biệt là dị ứng do thay đổi thời tiết. Mặt khác, tía tô còn giúp tăng cường miễn dịch, hỗ trợ phòng ngừa các bệnh cảm cúm thông thường.
Tía tô còn giúp tăng cường miễn dịch, hỗ trợ phòng ngừa các bệnh cảm cúm thông thường
3. Rau Mùi
Rau mùi hay ngò rí là một loại rau thơm rất quen thuộc với người dân Việt Nam. Không những là gia vị, rau mùi còn được ví là “kho tàng” dưỡng chất quý giá đối với sức khỏe. Có công dụng trong việc hỗ trợ não bộ, kiểm soát lượng đường huyết, cải thiện tiêu hóa, bảo vệ tim mạch và tăng cường sức khỏe miễn dịch.
Rau mùi còn được ví là “kho tàng” dưỡng chất quý giá đối với sức khỏe
4. Rau Hành lá
Hành lá cung cấp nhiều vitamin thiết yếu như A, C, K và folate. Và mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe. Bên cạnh việc tăng cường hệ miễn dịch, hành lá còn giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch và hỗ trợ duy trì hệ xương chắc khỏe. Hành lá có tính ấm, có tác dụng giúp cơ thể giữ nhiệt và rất thích hợp để ăn vào mùa lạnh hay khi bị ốm.
Hành lá cung cấp nhiều vitamin thiết yếu như A, C, K và folate
5. Rau Răm
Đây là một loại rau thơm có lượng lớn vitamin và khoáng chất thiết yếu như: vitamin C, A, canxi và sắt. Có tác dụng tăng cường đề kháng và nâng cao sức khỏe miễn dịch. Ngoài ra, loại rau thơm này cũng giàu chất chống oxy hóa như flavonoid. Hỗ trợ bảo vệ các tế bào tránh bị tấn công bởi các gốc tự do.
Rau răm có lượng lớn vitamin và khoáng chất thiết yếu như: vitamin C, A, canxi và sắt
Bên cạnh đó, rau răm còn hỗ trợ tiêu hóa bằng cách kích thích hoạt động của hệ tiêu hóa. Nhờ chất chống oxy hóa flavonoid và quercetin, rau răm giúp giảm mức cholesterol xấu (LDL), tăng cholesterol tốt (HDL) và ngăn ngừa tình trạng xơ vữa động mạch. Đặc biệt, rau răm có thể gây ức chế lên các virus, vi khuẩn có hại cho đường hô hấp. Từ đó, làm giảm các nguy cơ nhiễm trùng và triệu chứng cúm như: ho, sổ mũi, đau họng.
6. Rau Kinh giới
Kinh giới là loại rau có tính kháng khuẩn cao. Có tác dụng trong việc ngăn ngừa các bệnh cảm cúm và hạn chế nguy cơ viêm nhiễm. Ngoài ra, nhiều người còn dùng rau kinh giới để hỗ trợ làm giảm ho, đau họng và cải thiện sức khỏe đường hô hấp rất tiện lợi.
Kinh giới là loại rau có tính kháng khuẩn cao
Như vậy, rau thơm không những là gia vị góp phần làm cho món ăn thêm hấp dẫn, mà còn là một loại thảo dược quý rất tốt với sức khỏe. Tuy nhiên, cần dùng các loại rau tươi, sạch và vừa đủ để bổ sung trong bữa ăn hàng ngày. Trên đây là các thông tin về 6 loại rau thơm tốt cho sức khỏe, được bác sĩ khuyên dùng. Hi vọng rằng những kiến thức này sẽ giúp ích cho bạn trên hành chính chăm sóc sức khỏe bản thân và gia đình.
♦ Bác sĩ Chuyên khoa Thần kinh- xương khớp Tốt nghiệp BS Đa khoa Học Viện Quân Y
♦ Tốt nghiệp chuyên khoa định hướng thần kinh-xương khớp tại BV 108
♦ Tốt nghiệp chuyên khoa định hướng siêu âm và da liễu tại BV 103
♦ Từng làm việc tại bệnh viện đa khoa Đức Giang
♦ Bác sĩ có rất nhiều kiến thức và trải nghiệm trong việc điều trị các bệnh lý về xương khớp- thần kinh
♦ Thạc sĩ Y học cộng đồng tại Đại học Thăng Long
♦ Hiện tại đang là Giảng viên. – Bác sĩ- Giám đốc Trung tâm đào tạo và chăm sóc sức khoẻ cộng đồng viện khoa học ứng dụng y dược Phương Đông.
♦ Có gần 1 triệu lượt theo dõi trên các nền tảng mạng xã hội với lượt tiếp cận vài chục triệu người mỗi tháng, đã tư vấn và hỗ trợ cho hàng trăm nghìn người có sức khỏe tốt hơn.
Bài viết liên quan
Nguyên nhân đau dạ dày: Lý do và Cách phòng ngừa
Những cơn đau dạ dày dần xuất hiện âm ỉ và kéo dài khiến bạn [...]
Th6
Bác Sĩ Xương Khớp Thùy Dung Chia Sẻ: Cần Đi Bộ Bao Nhiêu Bước Mỗi Ngày?
Đi bộ là một hoạt động thể chất đơn giản nhưng mang lại nhiều lợi [...]
Th1
Đau đầu gối khi đứng lên ngồi xuống là dấu hiệu cảnh báo bệnh gì?
1. Nguyên Nhân Đau đầu gối khi đứng lên ngồi xuống Đau đầu gối khi đứng [...]
Th2
Bị Đau Khớp Gối Ăn Gì Để Giảm Đau Nhanh
1. Bị Đau Khớp Gối Ăn Gì Để Giảm Đau Nhanh Chế độ dinh dưỡng [...]
Th2
Tương Thân Tương Ái Lúc Gian Nan Sau Bão yagi – Đồng Hành Cùng Bà Con Miền Bắc
Đồng Hành Cùng Bà Con Miền Bắc – Tương Thân Tương Ái Lúc Gian Nan [...]
Th9
Bác Sĩ Dung Chuyên Gia Hàng Đầu Trong Lĩnh Vực Cơ Xương Khớp
Bác Sĩ Dung Chuyên Gia Hàng Đầu Trong Lĩnh Vực Cơ Xương Khớp Với kiến [...]
Th2
Bật mí cách giảm đau dạ dày hiệu quả tại nhà
Đau dạ dày ở mức độ nhẹ hoàn toàn có thể điều trị giảm đau [...]
Th6
OMEGA 3 KRILL – Sắp Mở Bán Với Ưu Đãi Đặc Biệt
Chúng ta đều biết rằng sức khỏe là tài sản quý giá nhất trong cuộc [...]